1/ Địa chỉ nhận thông báo thuế: là địa chỉ giao dịch, nhận các văn bản và thông báo thuế do cơ quan Thuế gởi đến. Địa chỉ này có thể nằm ngoài địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp.
2/ Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp kê khai ngày dự tính hoặc ngày chính thức hoạt động
3/ Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh:
+ Hạch toán độc lập: các loại hình doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc có con dấu riêng, có tài khoản ngân hàng, và được sự đồng ý của cơ quan chủ quản về việc hạch toán độc lập.
+ Hạch toán phụ thuộc: chỉ chọn mục này cho các đơn vị phụ thuộc là chi nhánh
4/ Năm tài chính: là niên độ kế toán. Niên độ kế toán nước Việt Nam là 01/01 đến 31/12 dương lịch (hoặc từ ngày chính thức hoạt động đến 31/12 năm đó).
5/ Tổng số lao động: ghi số lao động dự kiến làm việc tại doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
6/ Đăng ký xuất khẩu: xuất nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp chọn có hoặc không tùy theo dự kiến hoạt động của doanh nghiệp. Chi nhánh có thể hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tùy theo ủy quyền của doanh nghiệp
7/ Tài khoản ngân hàng, kho bạc: là tài khoản của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân có thể kê khai tài khoản của chủ doanh nghiệp. Đơn vị hạch toán phụ thuộc kê khai tài khoản của đơn vị chủ quản.
8/ Thông tin về đơn vị chủ quản: chi nhánh, văn phòng đại diện phải kê khai mục này
9/ Các loại thuế phải nộp: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài là các loại thuế bắt buộc; các loại thuế khác nếu có phát sinh thì kê khai.
10/ Thông tin về các đơn vị có liên quan: doanh nghiệp bỏ trống, không kê khai mục này
11/ Tình trạng trước khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp: nếu đăng ký kinh doanh từ tình trạng hợp nhất, tách, chia doanh nghiệp hoặc có nhận sáp nhập của doanh nghiệp khác thì đánh dấu vào ô đó.