Bạn cần bán công ty hay mua lại công ty cổ phần, công ty TNHH… tham khảo dịch vụ mua bán doanh nghiệp (M&A) tại KetoanNgheAn.com chỉ từ 2.000.000đ - trong 5 ngày
Giải thích khái niệm: Mua bán doanh nghiệp là gì? M&A là gì?
1. Mua bán doanh nghiệp là gì?
Khi công ty ngừng hoạt động, để đóng mã số thuế (ngừng phát sinh các nghĩa vụ về thuế) thì bạn cần tiến hành thủ tục giải thể công ty. Tuy nhiên, một số chủ doanh nghiệp chọn cách bán công ty (có thể nói là bán xác công ty) để vừa tiết kiệm chi phí giải thể, vừa có thêm nguồn thu nhập.
Mua bán doanh nghiệp (tên tiếng Anh viết tắt là M&A) là việc cá nhân hoặc tổ chức mua lại một doanh nghiệp. Kể từ thời điểm chuyển giao, bên bán sẽ chấm dứt quyền hạn và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp đó. Việc mua bán này được hiểu là chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền hạn, lợi ích cũng như nghĩa vụ sang cho bên mua.
2. Các hình thức mua bán doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ đề cập việc mua bán doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân. Vậy nên, nếu muốn bán công ty với các loại hình như: công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH… thì bạn phải làm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Bạn có thể hiểu việc mua bán công ty của từng loại hình theo các thủ tục pháp lý như sau:
Mua bán công ty cổ phần
|
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Thủ tục thay đổi chứng nhận ĐKKD
|
Mua bán công ty TNHH
|
- Thủ tục chuyển nhượng vốn góp
- Thủ tục thay đổi chứng nhận ĐKKD
|
Mua bán công ty tư nhân
|
- Thủ tục giải thể công ty
- Thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật
|
Mua bán công ty hợp danh
|
- Thủ tục chuyển nhượng vốn góp
- Thủ tục thay đổi chứng nhận ĐKKD
|
Lưu ý:
Sau khi mua bán doanh nghiệp, mã số thuế công ty (mã số doanh nghiệp cũ) vẫn không thay đổi. Thời gian và lịch sử hoạt động sẽ được ghi nhận từ thời điểm thành lập mới.
Dịch vụ mua bán doanh nghiệp - Trọn gói tại KetoanNgheAn.com
Tùy từng trường hợp, loại hình mua bán công ty và nhu cầu thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà chi phí và thời gian thực hiện sẽ khác nhau.
Vậy nên, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh đang có nhu cầu mua bán doanh nghiệp hãy gọi ngay cho Kế toán KetoanNgheAn.com để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá trọn gói.
➨ Phí dịch vụ mua bán công ty, doanh nghiệp tại KetoanNgheAn.com: Từ 1.500.000 đồng;
➨ Thời gian thực hiện thủ tục mua bán: Từ 5 - 7 ngày làm việc;
➨ Các thông tin mà bạn cần cung cấp cho KetoanNgheAn.com bao gồm:
Mã số thuế công ty;
Thông tin bên mua lại công ty: bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu;
Các thông tin khác tùy theo mỗi trường hợp điều chỉnh, thay đổi nội dung trên giấy phép.
GỌI NGAY
Theo kinh nghiệm tư vấn và làm thủ tục mua bán doanh nghiệp của KetoanNgheAn.com thì bạn cần lưu ý các điểm sau để việc mua bán được thuận lợi cũng như công ty được mua lại với giá tốt.
Hóa đơn, chứng từ cần đầy đủ - minh bạch - rõ ràng;
Được sự đồng ý từ các cổ đông, thành viên tham gia góp vốn;
Hoàn thành việc nộp thuế và các nghĩa vụ về thuế nói chung;
Hoàn thành các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính với đối tác, bên thứ ba;
Xác định loại hình doanh nghiệp và hạng mục, phạm vi mua lại để tiến hành thủ tục.
Với dịch vụ mua bán doanh nghiệp của KetoanNgheAn.com, các ràng buộc và lưu ý về pháp lý sẽ trở nên đơn giản hơn. Kế toán KetoanNgheAn.com cam kết các quyền lợi với khách hàng như sau:
Miễn phí tư vấn quy định, điều kiện trước khi tiến hành mua bán công ty;
Chịu trách nhiệm hoàn thiện bộ hồ sơ khi mua bán công ty. Chẳng hạn với trường hợp mua bán công ty cổ phần, KetoanNgheAn.com sẽ soạn thảo biểu mẫu cần thiết để chuyển nhượng vốn, cổ phần và thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Miễn phí tư vấn các quy định về kế toán và thuế khi thực hiện mua bán doanh nghiệp.
Thủ tục mua bán công ty, bán xác công ty
Như KetoanNgheAn.com chia sẻ ở phần trên, tùy vào loại hình cần tiến hành mua bán mà thủ tục sẽ khác nhau. KetoanNgheAn.com sẽ chia sẻ hồ sơ, thủ tục mua bán doanh nghiệp theo từng loại hình như sau.
1. Thủ tục mua bán công ty cổ phần
Khi mua bán công ty cổ phần bạn tiến hành 2 thủ tục pháp lý là: thủ tục chuyển nhượng cổ phần và thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
➨ Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Chi tiết hồ sơ bao gồm:
Danh sách cổ đông sáng lập;
Giấy chứng nhận cổ phần của cổ đông góp vốn;
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và biên bản thanh lý;
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông v/v chuyển nhượng cổ phần;
Quyết định của đại hội đồng cổ đông v/v chuyển nhượng cổ phần;
Sổ đăng ký cổ đông.
➨ Hồ sơ thay đổi nội dung giấy chứng nhận kinh doanh
Về cơ bản, hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh bao gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
Quyết định của đại hội đồng cổ đông v/v thay đổi nội dung;
Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông v/v thay đổi nội dung;
Thông báo mẫu dấu.
2. Thủ tục mua bán công ty tư nhân
Với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì bạn tiến hành 2 thủ tục là: thủ tục giải thể công ty và thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.
➨ Hồ sơ, thủ tục giải thể công ty
Chi tiết hồ sơ giải thể công ty - Đối với cơ quan thuế:
Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực MST;
Xác nhận không nợ thuế hải quan;
Biên bản họp v/v giải thể;
Quyết định giải thể của công ty.
Chi tiết hồ sơ giải thể công ty - Đối với Sở KH&ĐT:
Thông báo giải thể;
Quyết định giải thể;
Biên bản họp v/v giải thể;
Danh sách người lao động;
Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
Báo cáo thanh lý tài sản tại công ty;
Giấy xác nhận trả dấu cho cơ quan công an (nếu có).
Lưu ý:
Tùy vào từng cơ quan thuế quản lý mà bạn cần bổ sung, điều chỉnh bộ hồ sơ cho hợp lệ.
➨ Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật
Hồ sơ thay đổi đại diện theo pháp luật bao gồm:
Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
Quyết định v/v thay đổi người đại diện pháp luật của chủ doanh nghiệp tư nhân;
CMND/CCCD/hộ chiếu của bên mua và bên bán doanh nghiệp tư nhân;
Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương để chứng minh hoàn tất việc mua bán công ty tư nhân.
3. Thủ tục mua bán công ty TNHH và công ty hợp danh
Có phần tương tự với loại hình công ty cổ phần, 2 thủ tục pháp lý mà bạn cần thực hiện là: thủ tục chuyển nhượng vốn góp và thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
➨ Hồ sơ chuyển nhượng vốn góp
Về cơ bản, khi chuyển nhượng vốn góp đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:
Thông báo v/v chuyển nhượng vốn góp;
Quyết định của hội đồng thành viên v/v chuyển nhượng;
Biên bản họp của hội đồng thành viên v/v chuyển nhượng;
CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên mới (thành viên nhận chuyển nhượng);
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp và biên bản thanh lý hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương để chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp.
➨ Hồ sơ thay đổi nội dung giấy chứng nhận kinh doanh
Khi thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh, bạn chuẩn bị:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
Quyết định của đại hội đồng cổ đông v/v thay đổi nội dung;
Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông v/v thay đổi nội dung;
Thông báo mẫu dấu.
Trên thực tế, tùy vào loại hình công ty, tùy vào việc công ty có vốn Việt Nam hay vốn đầu tư nước ngoài, cũng như ngành nghề kinh doanh của công ty cần bán - cần mua… mà hồ sơ và quy trình các bước sẽ có khá nhiều thay đổi.
Hy vọng các thông tin cơ bản mà KetoanNgheAn.com chia sẻ như trên sẽ phần nào hỗ trợ được việc mua bán công ty của bạn được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hoặc nếu vẫn còn thắc mắc, đừng ngại liên hệ với Kế toán KetoanNgheAn.com theo số hotline dưới đây để được hỗ trợ giải đáp.
Lưu ý về thuế khi mua bán doanh nghiệp
Việc mua bán công ty sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế, tùy vào đối tượng mua bán hoặc chuyển nhượng là cá nhân hay tổ chức cũng như trường hợp cụ thể mà cần lưu ý như sau
➨ Đối với cá nhân
Trường hợp bán công ty cổ phần, công ty TNHH hay công ty hợp danh thì cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp phải kê khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng, đồng thời nộp thuế TNCN phát sinh (nếu có).
Khi đó, nếu trực tiếp cá nhân làm việc với cơ quan thuế thì nộp mẫu 04/CNV-TNCN, còn nếu cá nhân thông qua doanh nghiệp thì nộp mẫu 06/CNV-TNCN.
Lưu ý:
Thời hạn kê khai thuế TNCN và nộp tiền thuế TNCN là trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, vốn góp.
➨ Đối với tổ chức
Phải xuất hóa đơn cho khoản thu từ việc chuyển nhượng vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần và nộp thuế TNDN phát sinh (nếu có).
Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục mua bán doanh nghiệp
1. Phí dịch vụ mua bán công ty của KetoanNgheAn.com là bao nhiêu?
Hiện tại, KetoanNgheAn.com cung cấp dịch vụ mua bán công ty trọn gói, với phí dịch vụ chỉ từ 1.500.000 đồng.
Khi sử dụng dịch vụ, bạn chỉ cần cung cấp cho KetoanNgheAn.com 2 thông tin cơ bản:
MST công ty;
Thông tin bên mua lại: bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu;
Lưu ý: Thông tin cần cung cấp sẽ có vài điểm khác biệt tùy mỗi trường hợp mua bán công ty.
Liên hệ ngay với Kế toán KetoanNgheAn.com theo số hotline 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết.
2. Hướng dẫn thủ tục mua lại công ty cổ phần
Khi mua lại công ty cổ phần bạn cần thực hiện lần lượt 2 thủ tục sau:
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
Thủ tục thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3. Bán công ty có cần báo cáo cơ quan thuế không?
Việc mua bán công ty sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế, khi đó:
Đối với cá nhân chuyển nhượng cổ phần hoặc vốn góp: Phải kê khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng và nộp thuế TNCN (nếu có);
Đối với tổ chức: Phải xuất hóa đơn cho khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần và nộp thuế TNDN (nếu có).
4. Có được phép bán doanh nghiệp tư nhân không?
Được. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền mua bán doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020.
5. M&A là gì?
M&A là tên tiếng Anh viết tắt của “mua bán doanh nghiệp”.
Theo đó, việc mua bán doanh nghiệp sẽ diễn ra khi doanh nghiệp đó ngừng hoạt động (đóng mã số thuế) mà vừa muốn tiết kiệm chi phí giải thể, vừa muốn có thêm thu nhập từ việc bán doanh nghiệp.